Hotline: 085 862 6768
Công việc của cửa hàng trưởng như thế nào ?

Công việc của cửa hàng trưởng như thế nào ?

Cửa hàng trưởng được hiểu là một người đứng đầu của cửa hàng, chịu trách nhiệm trong việc quản lý mọi thứ tại cửa hàng từ quản lý nhân sự đến quản lý bán hàng. Mọi hoạt động của cửa hàng đều dưới sự kiểm soát, quản lý bán hàng và điều hành của cửa hàng trưởng.

Trong đó:

1. Quản lý bán hàng và nhân viên bán hàng

Trong một cửa hàng có nhiều bộ phận khác nhau, các cửa hàng trưởng có nhiệm vụ đầu tiên là điều tiết nguồn nhân lực đó. Cụ thể là hàng tuần phải sắp xếp lịch làm việc phù hợp cho các nhân viên, kiểm tra, đánh giá, giám sát thái độ cũng như tinh thần làm việc của nhân viên, tham gia đào tạo, huấn luyện dưới sự kiểm soát của mình, họp nhân viên hàng tuần để đưa ra những ưu nhược điểm kịp thời thay đổi cho những lần tiếp theo.

2. Huấn luyện kỹ năng, quy trình cho nhân viên bán hàng

Để một bộ máy làm việc không thể chỉ một cửa hàng trưởng gánh vác mọi công việc, khối lượng ấy được phân bổ đều cho các bộ phận để làm việc. Cửa hàng trưởng là người trực tiếp hướng dẫn nhân viên về kiến thức, nghiệp vụ bán hàng, đảm bảo cho nhân viên thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của vị trí tương ứng. Một nhân viên có thực hiện tốt công việc hay không việc đầu tiên là bị ảnh hưởng bởi sự chỉ đạo của người đứng đầu.

3. Giám sát và quản lý quy trình bán hàng

Cửa hàng trưởng là người trực tiếp theo dõi doanh thu bán hàng từng ngày, có nhiệm vụ kiểm tra xem các mã hàng nào bán chạy, mã hàng nào không bán được, những mẫu mã nào không được người tiêu dùng ưa chuộng để tìm ra lý do đưa ra các phương án giải quyết phù hợp thúc đẩy bán. Bên cạnh đó, họ cũng phải để mắt tới vấn đề thẩm mỹ như cách bố trí hàng hóa, trưng bày sao cho bắt mắt, sao cho người mua tiếp cận với hàng hóa đó một cách tự nhiên.

4. Quản lý cửa hàng 

Quản lý cửa hàng ở đây không chỉ đơn giản là giữ cho hàng hóa tại cửa hàng sạch sẽ, ngăn nắp mà còn bao gồm các công việc kế toán như: Nộp cho cán bộ quản lý báo cáo hàng ngày, tháng, quý, năm, các báo cáo về doanh thu, số lượng hàng hóa phải phù hợp với số lượng hiện có tại cửa hàng, các tài sản phải được bảo đảm kỹ lưỡng, cẩn thận, tránh mất mát gây thâm hụt doanh thu.

5. Phối hợp với bộ phận khác để phát triển tổng thể doanh nghiệp

Một cá nhân khó có thể tạo nên một thành công của doanh nghiệp bởi “Muốn đi nhanh thì đi một mình/Muốn đi xa thì đi cùng đồng đội”. Đặt vị trí của các cửa hàng trưởng vào câu nói này, ý muốn nói ở đây là họ phải phối hợp với các bộ phận hỗ trợ như về tuyển dụng, Marketing, nghiên cứu… để đưa sản phẩm tiến gần hơn tới người tiêu dùng, bao phủ toàn bộ các thị trường nhằm gia tăng lợi nhuận, thương hiệu cũng như là một cách để phát triển tổng thể doanh nghiệp.

6. Nghiên cứu thị trường, khách hàng

Đây là công việc được xem là khó khăn nhất của cửa hàng trưởng:
Theo dõi tình hình hoạt động của các cửa hàng cạnh tranh trong cùng ngành

  • Cập nhật hàng hóa đang nổi lên trên thị trường, xem xét chúng có phù hợp với việc kinh doanh của cửa hàng
  • Tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng
  • Giải quyết tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát của nhân viên
  • Quản lý lượng “ khách hàng thân thiết”, đưa ra ưu đãi riêng để giữ chân khách hàng
  • Quản lý lượng khách sỉ của cửa hàng

7. Lập báo cáo và lập kế hoạch bán hàng

Cửa hàng hoạt động mấu chốt sau cùng là bản báo cáo để theo dõi được tình trạng hoạt động và đưa ra phương án tiếp theo. Nhiệm vụ này cửa hàng trưởng là người trực tiếp đảm nhiệm. Mỗi số liệu đưa ra trong bản báo cáo đều quan trọng và ảnh hưởng tới sự kiểm soát cũng như các kế hoạch tiếp theo của cửa hàng. Ví dụ như các con số đưa ra về mặt hàng bán chậm, bán chạy hay số lượng hàng tồn kho là cơ sở để cửa hàng trưởng có phương án nhập hàng và điều chỉnh giá phù hợp.

8. Điều chế lương và chính sách nhân sự

Cửa hàng trưởng ngoài những công việc trên còn đảm nhiệm vị trí về điều chế lương và chính sách nhân sự. Tùy thuộc vào khối lượng công việc của mỗi bộ phận mà có chế độ lương, thưởng khác nhau. Cửa hàng trưởng cũng phải điều tiết nhân sự của cửa hàng cho phù hợp. Ví dụ như một vị trí làm việc đơn giản, không có nhiều nhiệm vụ không thể tuyển quá nhiều nhân viên cũng như trả lương bằng những vị trí cao hơn.

9. Giải quyết tốt khiếu nại của khách hàng

Đối tượng chính của việc kinh doanh không ai khác là khách hàng, sự hài lòng của khách hàng là niềm vui cũng như động lực cho doanh nghiệp. Song không thể tránh được những khiếu nại không đáng có, giải quyết tốt các tình huống này đảm bảo cho sự hài lòng của khách là một vai trò tiếp theo của cửa hàng trưởng.

10. Các công việc khác

Bên cạnh các công việc vô cùng quan trọng kể trên, cửa hàng trưởng còn tham gia vào một số hoạt động khác như:

  • Tham gia thực hiện các chương trình khuyến mãi của công ty đưa ra
  • Tham gia tuyển dụng nhân viên cho cửa hàng
  • Trong trường hợp đột xuất, cửa hàng trưởng có nhiệm vụ là theo các đề xuất của công ty đưa ra
  • Tham gia trong việc bố trí, sửa chữa cửa hàng…

About the author

tuan administrator

Leave a Reply

Thông tin liên hệ

Hồ Chí Minh

01 Trần Khánh Dư, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh

Hà Nội

163 Ngõ 205 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Đà Nẵng

22 Kiệt 5 Lê Trọng Tấn, Thanh Khê, Đà Nẵng

Thông tin hỗ trợ

085 862 6768

[email protected]

Công ty TNHH Giải pháp Công Nghệ ZinTech

Copyright @ 2016 - ZinTech